Phản ứng Buôn người ở biên giới Việt Nam – Campuchia

Chính quyền Việt Nam

Sau vụ việc 42 công dân Việt Nam vượt biên về nước qua sông Bình Di tỉnh An Giang, phía Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã đề nghị Campuchia hỗ trợ điều tra nguyên nhân vụ 42 người Việt trốn chạy khỏi casino.[16] Truyền thông nhà nước Việt Nam cũng yêu cầu "xử lý nhanh chóng" để tránh làm tổn hại đến quan hệ hai nước.[29] Thượng tá Khổng Ngọc Oanh, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đã cho rằng, "Tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, trở thành nạn nhân của buôn người xảy ra ở hầu hết các tỉnh kinh tế khó khăn, như địa phương biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, Tây Nguyên,...".[3]

Theo đại diện Cục phòng chống ma túy, tội phạm Bộ Tư lệnh Biên phòng xác nhận, đã có những nhóm trên mạng xã hội như Hội người Việt tại Campuchia, Tìm kiếm việc làm tại Campuchia,... đến các công dân Việt Nam đang mong muốn tìm việc làm rồi dẫn dắt họ sang Campuchia bằng chính ngạch lẫn xuất cảnh trái phép. Sau đó, các đối tượng này bán họ cho chủ lao động nước ngoài đang kinh doanh tại Campuchia.[30] Nhiều số điện thoại đề nghị hỗ trợ liên quan cũng đã được đăng tải công khai bởi Bộ Ngoại giao Việt Nam:[31]

  • Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, số điện thoại: + 855-237 26274.
  • Tổng Lãnh sự quán tại Sihanoukville số điện thoại: + 855-349 34039.
  • Tổng đài bảo hộ công dân + 84-981 848484.

Chính quyền Campuchia

Vào ngày 23 tháng 8 năm 2022, chính quyền Campuchia đã mở những đợt cao điểm truy quét tội phạm buôn người tại tỉnh Preah Sihanouk sau khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ nước này, Sar Kheng nhận được tin báo về một người phụ nữ bị một băng nhóm giam giữ ở Sihanoukville. Đến 13 giờ 30 phút, ngày 26 tháng 8, lực lượng chức năng nước này đã bắt giữ 1 đối tượng buôn bán vũ khí và 3 người khác, bao gồm 2 người Campuchia và 1 người Trung Quốc.[32] Trước đó một ngày, chính quyền tỉnh Preah Sihanouk đã cam kết sẽ nghiêm khắc hơn đối với các doanh nghiệp liên quan nạn buôn người, giam giữ và đối xử tệ bạc với người lao động.[33]

Theo Khmer Times, Việt NamĐài Loan là hai quốc gia/vùng lãnh thổ có số nạn nhân cao nhất. Các nhà chức trách Đài Loan cũng đã xác nhận có hơn 5.000 công dân của họ đến Campuchia và không quay trở lại.[33] Vào ngày 10 tháng 10, Ủy ban Chống buôn người quốc gia của Campuchia (NCCT) đã xác nhận trục xuất 1.500 người nước ngoài tại Preah Sihanouk sau khi kiểm tra 2.760 người từ 14 quốc tịch khác nhau và phát hiện 1.512 người không có giấy phép lao động. Cùng lúc đó, cảnh sát Campuchia cũng đã trục xuất 685 người thuộc 10 quốc tịch và 920 người thuộc 23 quốc tịch đang làm thủ tục trục xuất. Hầu hết những điểm này đều được nghi buôn người, tra tấnổ mại dâm và hình thức đánh bạc trực tuyến,[34] một hình thức mà chính phủ nước này đã cấm từ năm 2019.[35]

Quốc tế

Tổ chức

  •  Liên Hợp Quốc:
    • Trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế tại Campuchia đã cho rằng việc lương giảm, mất việc làm, phụ thuộc internet cùng tác động của Đại dịch COVID-19 đã tạo nên "mảnh đất màu mỡ cho những kẻ buôn người".[2]
    • Bà Kiviniemi-Siddiq Peppi, thành viên của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã cho rằng Campuchia, MyanmarLào là những quốc gia chứa nạn nhân của buôn người có tổ chức. Bà cũng yêu cầu pháp luật các nước cần bảo vệ mạnh mẽ người lao động.[36]
  • Đại diện châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Phil Robertson đã cho rằng, "Việc phân biệt đối xử và lạm dụng đối với những người không quốc tịch như người gốc Việt khiến họ ít có khả năng tiếp cận với cảnh sát hoặc quan chức chính phủ khi bị buôn bán hoặc bóc lột".[2]
  • Phó Giám đốc Tổ chức Chống lừa đảo toàn cầu (GASO) Jan Santiago: "Hiện những tổ chức lừa đảo này di chuyển liên tục. Những loại công ty này ở Campuchia hay Myanmar đang được truyền thông và chính quyền chú ý tới. Vì thế chúng sẽ di chuyển. Theo dự án thì các nước châu Phi, Trung Đông có thể là điểm đến tiếp theo. Chúng sẽ tiếp tục kêu gọi người lao động đến các quốc gia này".[36]

Các quốc gia

  •  Hoa Kỳ: Vào năm 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt kê và đưa Việt Nam cùng Campuchia vào danh sách đen về nạn buôn người.[37] Trước đó, nước này cũng đã xếp Campuchia vào bậc 2, quốc gia cần theo dõi về hoạt động buôn người.[2] Báo cáo của Hoa Kỳ cũng cho rằng nhiều nạn nhân của các vụ buôn người ở Campuchia là phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Các nạn nhân sẽ có thể tiếp tục bị bán sang Thái Lan hoặc Malaysia.[2]
  •  Trung Quốc: Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia cũng đã bày tỏ lo ngại về vấn nạn buôn người liên quan đến đánh bạc trực tuyến và dẫn lời tuyên bố trước đó vào tháng 9 năm 2021 của chính phủ nước này khi công dân Trung Quốc đang cố gắng nhập cảnh vào Campuchia từ Việt Nam để làm việc bất hợp pháp.[2]